Cước vận tải đường hàng không tại Bình Dương

Cước vận tải đường hàng không tại Bình Dương

Book hàng xuất nhập khẩu - vận tải hàng hóa

Kho xưởng cho thuê ở tại Bình Dương

Sơ lược về tình hình kinh tế tại Bình Dương

Bình Dương là tỉnh có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Dương đã chủ động đầu tư hạ tầng kết nối vùng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế giai đoạn 2025 – 2030.

Đến nay, hạ tầng giao thông của tỉnh có kết cấu theo hướng đồng bộ liên hoàn, kết nối hợp lý giữa các trục quốc lộ, đường tỉnh với các đường huyện, đồng thời bảo đảm sự kết nối với hệ thống giao thông quốc gia và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể giao thông đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Cụ thể, nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đã được đầu tư xây dựng như, quốc lộ 13; tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn; tuyến đường tỉnh ĐT.744 kết nối tỉnh Bình Dương với tỉnh Tây Ninh, ĐT.741 kết nối tỉnh Bình Dương với tỉnh Bình Phước; đường ĐT743; đường Thủ Biên–Đất Cuốc;… tạo môi trường giao thông thông thoáng, thuận lợi cho người dân và các doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại, góp phần quan trọng cho việc phát triển kinh tế của tỉnh và của các địa phương.

Dự án Xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng dài gần 17,8km và xây dựng đường từ Tân Long – Lai Uyên  dài gần 8,7km có tổng mức đầu tư dự án gần 1.646 tỷ đồng (trong đó huyện Phú Giáo gần 1.241 tỷ đồng và huyện Bàu Bàng gần 405 tỷ đồng). Về quy mô, dự án thuộc nhóm B, công trình giao thông, cấp II. Dự án có tổng chiều dài 26,277km (Phú Giáo 17,629 km, Bàu Bàng 8,648 km). Vận tốc thiết kế: 80km/h. 6 làn xe. Kết cấu mặt đường bê tông nhựa nóng. Trên toàn tuyến đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng có 4 cầu được xây dựng bê tông cốt thép dự ứng lực, tuổi thọ thiết kế 100 năm.

Hệ thống khu công nghiệp tại Bình Dương

Hiện toàn tỉnh có 33 khu công nghiệp với diện tích 14.790 ha và 12 cụm công nghiệp với diện tích 794ha. Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường tạo kết nối vùng, xây dựng các khu, cụm công nghiệp đã phát huy hiệu quả, góp phần thu hút đầu tư và tăng trưởng kinh tế của tỉnh nói riêng, cũng như trong sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung.

Từ khi đợt dịch Covid-19 lần thứ tư xuất hiện trở lại và diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà. Đầu tư hạ tầng giao thông tạo kết nối vùng là yếu tố quan trọng để khôi phục kinh tế. Sự kiện khởi công dự án Xây dựng đường từ ngã ba Tam Lập đến Bàu Bàng dài gần 17,8km và xây dựng đường từ Tân Long – Lai Uyên là nguồn động lực lớn để chính quyền và nhân dân hai huyện Bàu Bàng, Phú Giáo nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công “mục tiêu kép”, vừa phát triển kinh tế, vừa bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19. 

Ông Hồ Văn Lợi, người dân ấp 7, xã Tân Long, huyện Phú Giáo, cho biết: “Người dân chúng tôi rất phấn khởi khi chính quyền địa phương tổ chức lễ khởi công dự án. Chúng tôi kỳ vọng tuyến đường sau khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong vùng kinh tế trọng điểm liên huyện và của tỉnh Bình Dương nói chung, giúp người dân lưu thông, vận chuyển hàng hóa kinh doanh của hai huyện Bàu Bàng và Phú Giáo nói riêng. Góp phần thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển, đặc biệt nâng cao chất lượng nông thôn mới, đời sống vật chất, tinh thần nhân dân của hai huyện”.

Trích: Báo Bình Dương

Cách tính cước vận tải đường hàng không

Cách tính cước vận tải đường hàng không

Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).

Công thức tính cước như sau:
Cước vận chuyển hàng không( AIRFREIGHT) = Đơn giá cước( unit rate) x Khối lượng tính cước( charge weight)
Đơn giá cước (unit rate)

Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (ví dụ 3usd/kg).

Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng.

Công ty Universe Logistics sẽ cung cấp cho khách hàng giá cước và dịch vụ của các hãng hàng không để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

Mỗi mức giá cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:

Dưới 45kgs

Từ 45 đến dưới 100kgs

Từ 100 đến dưới 300kgs

Từ 300 đến dưới 500kgs

Từ 500 đến dưới 1000kg

Trên 2000 kgs,…

Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kgs …

Khối lượng tính cước (Chargable Weight)

Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn.

Nói cách khác, cước phí sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:

  • Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 100kg
  • Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội

IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là:

ĐỐI VỚI HÀNG AIR THƯỜNG

Khối lượng thể tích = DÀI X RỘNG X CAO : 6000 ( ĐƠN VỊ CM)

HOẶC DÀI X RỘNG X CAO X 167 ( ĐƠN VỊ M)

ĐỐI VỚI HÀNG CHUYỂN PHÁT NHANH QUA TNT, DHL, FEDEX, UPS,…

Khối lượng thể tích= DÀI X RỘNG X CAO : 5000 ( ĐƠN VỊ CM)

HOẶC DÀI X RỘNG X CAO X 200 ( ĐƠN VỊ M)

Các loại cước gửi hàng máy bay

Có nhiều loại cước, áp dụng cho loại hàng bách hóa, cho loại hàng đặc biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định… Những loại cước phổ biến như sau:

  • Cước thông thường (Normal Rate)
  • Cước tối thiểu (Minimum Rate – MR): là mức thấp nhất mà người vận chuyển hàng không chấp nhận khi vận chuyển 1 lô hàng. Đó là chi phí cố định của hãng vận chuyển, nên nếu cước thấp hơn thì không hiệu quả, và họ chẳng muốn nhận làm gì. Thông thường, thì đa số các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.
  • Cước hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Cước hàng bách hoá được coi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.
  • Cước hàng theo loại (Class Cargo rate): Áp dụng đối với hàng hóa đã được phân loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị (vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa).
  • Cước hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nên cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.
  • Cước container (Container rate): Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng được đóng trong container hàng không (khác với loại container đường biển).

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986 839 825 để được tư vấn!