Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng

Book hàng xuất nhập khẩu - vận tải hàng hóa

Dịch vụ xuất khẩu hàng hóa

Sơ lược về tình hình kinh tế tại Hải Phòng

1. Tình hình kinh tế

Tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP) theo giá so sánh năm 2021 ước đạt 213.794,6 tỷ đồng, tăng 12,38% so với cùng kỳ năm trước, không đạt kế hoạch đề ra (kế hoạch năm 2021 tăng 13,5%), tuy nhiên đây là mức tăng trưởng cao, dẫn đầu cả nước, cho thấy sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo thành phố và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp để tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 1,49% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,06 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung.

Khu vực công nghiệp-xây dựng ước tăng 19,04% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 9,85 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung. Trong đó ngành công nghiệp vẫn giữ vai trò chủ lực với mức tăng trưởng 20,75% so với cùng kỳ, đóng góp 9,36 điểm phần trăm mức tăng chung; ngành xây dựng tăng 7,43% so với cùng kỳ, đóng góp 0,49 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng toàn thành phố.

Khu vực dịch vụ ước tăng 5,13% so với cùng kỳ năm 2020, đóng góp 1,96 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 8,21% so với cùng kỳ, đóng góp 0,51 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung toàn thành phố.

Quy mô nền kinh tế năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 315.709,7 tỷ đồng, trong đó khu vực: nông, lâm, nghiệp thủy sản đạt 12.537,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,97%; công nghiệp-xây dựng đạt 166.869,4 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 52,86%; thương mại-dịch vụ đạt 117.911,9 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 37,35%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp đạt 18.391 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,82%.

2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Trong năm 2021, sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, không có diện tích bị thiệt hại ảnh hưởng đến năng suất. Công tác phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi và quản lý vật tư nông nghiệp được chú trọng triển khai thực hiện trên địa bàn.

a) Nông nghiệp 

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn thành phố năm 2021 ước đạt 78.056,0 ha, bằng 99,16% so với năm 2020. Diện tích canh tác cây trồng tiếp tục có xu hướng giảm trong những năm gần đây chủ yếu do sự dịch chuyển cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, hiệu quả kinh tế từ sản xuất nông nghiệp không cao đã hạn chế sức sản xuất trong dân và nhu cầu mở rộng diện tích gieo trồng.

Diện tích gieo trồng cây lúa ước đạt 57.704,0 ha, bằng 98,52% so với cùng kỳ năm trước. Năng suất lúa bình quân chung cả năm 2021 toàn thành phố ước đạt 64,25 tạ/ha, bằng 100,06% so với năm 2020.

Ước tính diện tích gieo trồng một số cây hàng năm khác cả năm 2021 so với cùng kỳ năm trước như sau: Cây ngô đạt 1.095 ha, bằng 113,36%; cây thuốc lào đạt 1.862,2 ha, bằng 100,8%; rau các loại đạt 12.963,5 ha, bằng 99,79%; nhóm cây đậu, đỗ các loại đạt 255,6 ha, bằng 123,3%; hoa các loại đạt 622,5 ha, bằng 123,51%.

Diện tích cây lâu năm trên địa bàn thành phố năm 2021 ước đạt 8.257,3 ha, bằng 100,87% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, cơ cấu các nhóm cây trồng lâu năm giữ được sự ổn định so với năm trước: diện tích nhóm cây ăn quả đạt 6.670,1 ha, chiếm 81% tổng diện tích cây lâu năm; diện tích cây lấy quả chứa dầu đạt 246,7 ha, chiếm 3%; diện tích cây lâu năm khác đạt 1.204,5 ha, chiếm 14%…

Tính đến thời điểm ngày 15/12/2021, tiến độ gieo trồng cây vụ Đông trên địa bàn thành phố ước đạt 6.085,6 ha, bằng 86,20% so với vụ Đông năm 2020. Trong đó: cây ngô đạt 292 ha, khoai lang đạt 200 ha, ớt đạt 305,7 ha, khoai tây đạt 444 ha…

Ước tính tháng 12 năm 2021, số lượng gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố hiện có như sau: Tổng đàn trâu ước đạt 4,168 nghìn con, giảm 7,56% so với cùng kỳ năm trước; đàn bò ước đạt 8,956 nghìn con, giảm 7,68%; tổng đàn lợn hiện có ước đạt 145,584 nghìn con, tăng 16,89% so với cùng kỳ năm trước; tổng đàn gia cầm hiện có ước đạt 8.663,7 nghìn con, giảm 4,35% so với cùng kỳ năm trước, trong đó đàn gà ước đạt 6.523,1 nghìn con, giảm 4,54%.

Sản lượng xuất chuồng thịt lợn hơi cả năm 2021 ước đạt 24,48 nghìn tấn, tăng 4,56% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 633,53 tấn, giảm 10,50%; sản lượng bò hơi xuất chuồng ước đạt 918,54 tấn, giảm 9%; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 68,78 nghìn tấn, tăng 1,96%; sản lượng trứng gia cầm ước đạt gần 325,12 triệu quả, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm trước.

b) Lâm nghiệp

Sản xuất lâm nghiệp năm 2021 trên địa bàn thành phố duy trì ở mức ổn định, diện tích rừng được chăm sóc bảo vệ (rừng phòng hộ) ước đạt 159,3 ha; diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh ước đạt 1,2 nghìn ha, diện tích rừng được giao khoán bảo vệ ước đạt 12,9 nghìn ha.

Ước tính tháng 12 năm 2021, sản lượng gỗ khai thác đạt 88,6m³, giảm 7,71% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác đạt 3.439,2 ste, giảm 5,68%. Tính chung cả năm 2021, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 1.299,8m³, giảm 7,55% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng củi khai thác ước đạt 39.939 ste, giảm 6,19%, sản lượng gỗ, củi chủ yếu được khai thác và thu nhặt từ cây lâm nghiệp trồng phân tán nên không tập trung và phân bổ không đồng đều giữa các tháng trong năm.

c) Thủy sản

Năm 2021, sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản ước đạt 190.679,8 tấn, tăng 4,36% so với cùng kỳ năm trước.

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2021 ước đạt 11.430,3 ha, giảm 1,99% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 75.423,7 tấn, tăng 2,80%, chia ra: cá các loại đạt 51.942,8 tấn, tăng 2,82%; tôm các loại đạt 6.767,9 tấn, tăng 1,70%; thủy sản khác đạt 16.713,0 tấn, tăng 3,18%.

Sản lượng thủy sản khai thác của toàn thành phố ước cả năm 2021 đạt 115.256,1 tấn, tăng 5,41% so với cùng kỳ năm trước.

3. Sản xuất công nghiệp

Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài, song với việc Thành phố kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kịp thời có các cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất kinh doanh và sự năng động, nỗ lực vượt qua khó khăn của các doanh nghiệp đã giúp sản xuất công nghiệp trên địa bàn vẫn duy trì đà tăng trưởng và hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm với mức tăng 18,15% so với năm 2020, cao hơn mức tăng 14,58% của năm 2020, là mức tăng trưởng thuộc tốp cao nhất trong các tỉnh, thành phố có quy mô công nghiệp lớn của cả nước.

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo giữ vai trò chủ lực, dẫn dắt cho tăng trưởng công nghiệp trong năm 2021; đặc biệt là đóng góp của những ngành sản xuất sản phẩm công nghệ cao với nhiều sản phẩm tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, được đánh giá rất cao về công nghệ và chất lượng như sản xuất linh kiện điện thoại, điện tử dân dụng, sản xuất ô tô, sản xuất thiết bị tự động…

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước cả năm 2021 tăng 8,07% so với cùng kỳ năm trước.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tại thời điểm 31/12/2021 tăng 1,67% so với tháng trước và tăng 13,29% so với cùng thời điểm năm trước.

Số lao động làm việc trong doanh nghiệp công nghiệp ước tại thời điểm 01/12/2021 tăng 1,21% so với tháng trước và tăng 9,04% so với cùng kỳ, trong đó: lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước giảm 3,76%; lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 4,91%; lao động doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 12,02%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu năm 2021 ước tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Cửa gỗ, cửa ra vào bằng gỗ tăng 224,42%; cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại tăng 191,08%; giấy và bìa nhăn tăng 100,48%; xe có động cơ chở dưới 10 người tăng 76,09%; màn hình tăng 74,54%; quần áo các loại tăng 54,25%; sổ sách, vở giấy thếp tăng 44,09%; máy hút bụi các loại tăng 51,21%; Nến, nến cây tăng 44,08%,… Một số sản phẩm giảm sâu so với năm 2020 như: gỗ ốp lát công nghiệp giảm 47,24%; điện thoại thông minh có giá từ 3 đến 6 triệu giảm 61,2%; găng tay cao su giảm 46,44%;…

4. Thương mại và dịch vụ

Những tháng cuối năm, tình hình dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca nhiễm có chiều hướng gia tăng tác động tiêu cực tới hoạt động kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên với các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, thành phố đang chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ cơ bản vẫn được duy trì ổn định. Sản phẩm hàng hóa phong phú, đảm bảo chất lượng, giá cả phù hợp, đáp ứng nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân vào dịp cuối năm.

* Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước cả năm 2021 đạt 153.171,7 tỷ đồng, tăng 6,52% so với cùng kỳ năm trước, bằng 95,37% kế hoạch (kế hoạch năm 2021 đạt 160.608 tỷ đồng).

Xét theo ngành hoạt động: Năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 126.488,9 tỷ đồng, tăng 9,79% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 1.033,3 tỷ đồng, giảm 40,32% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ăn uống ước đạt 16.840,8 tỷ đồng, giảm 6,04% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 46,5 tỷ đồng, giảm 70,29% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 8.762,1 tỷ đồng, giảm 0,14% so với cùng kỳ năm 2020.

* Dịch vụ vận tải

Năm 2021, vận chuyển hàng hóa ước đạt 241,2 triệu tấn, tăng 9,03% so với cùng kỳ năm trước, luân chuyển hàng hóa ước đạt 106.820 triệu tấn.km, tăng 0,34% so với cùng kỳ. Vận chuyển hành khách năm 2021 ước đạt 33 triệu lượt, giảm 34,41% so với cùng kỳ năm trước. Luân chuyển hành khách ước đạt 1.357,4 triệu Hk.km, giảm 32,11% so với cùng kỳ năm trước.

Khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân chuyển năm 2021 tăng so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu tăng ở khối đường bộ do giao thông đường bộ ngày càng thuận lợi, ngoài ra do lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tập trung thông qua các cảng Hải Phòng năm 2021 tăng cao nên nguồn hàng vận chuyển tăng so cùng kỳ năm trước. Khối lượng hành khách vận chuyển và luân chuyển năm 2021 giảm so với cùng kỳ tác động bởi tình hình dịch bệnh nên nhu cầu khách đi lại giảm mạnh.

* Hoạt động du lịch

Ngành du lịch là ngành chịu nhiều tác động nhất từ dịch bệnh. Năm 2021, tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành phố phục vụ ước đạt gần 3.707 nghìn lượt, giảm 50,68% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó khách quốc tế ước đạt 64,7 nghìn lượt, giảm 77,91% so với cùng kỳ.

* Hoạt động xuất, nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 ước đạt 26.509,8 triệu USD, tăng 23,99% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2021 ước đạt 25.767,9 triệu USD, tăng 25,84% so với cùng kỳ.

Sản lượng hàng qua cảng: Năm 2021, sản lượng hàng hóa thông qua cảng trên địa bàn thành phố ước đạt 151.124 nghìn tấn, tăng 8,05% so với cùng kỳ năm 2020. Doanh thu cảng biển năm 2021 ước đạt 5.755,1 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Trích: Báo Hải Phòng

Xuất khẩu thực phẩm

10 thị trường xuất khẩu thủy sản chính

Thị trường xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm qua đã có nhiều biến động và thay đổi do làn sóng COVID-19 lần thứ 4 hoành hành tại khu vực phía Nam. Nhiều thị trường chính giảm tỷ trọng do các vấn đề về logistics, giảm nhu cầu nhập khẩu… và thay vào đó là sự tỏa sáng của nhiều thị trường nhỏ.

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, 

CPTPP

Sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang khối thị trường này tăng trưởng gần 3% năm 2019. Nhưng năm 2020 và 2021, xuất khẩu thủy sản sang khối CPTPP sụt giảm 2% chủ yếu do tác động COVID-19 làm ảnh hưởng giao thương và giảm nhu cầu nhập khẩu. Với kim ngạch 2,2 – 2,3 tỷ USD/năm, khối CPTPP chiếm tỷ trọng xuất khẩu gần 28% năm 2021 và dẫn đầu trong nhóm thị trường xuất khẩu chính.

Mỹ

Tính đến cuối tháng 11, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh nhất với gần 1,87 tỷ USD, tăng 26% so cùng kỳ năm 2020. Tôm, cá tra, cá ngừ là 3 dòng sản phẩm chính xuất khẩu sang Mỹ, chiếm lần lượt 53%, 17% và 15,6% tổng xuất khẩu thủy sản sang thị trường này. Đặc biệt, Mỹ là mảng sáng nhất trong bức tranh xuất khẩu cá tra Việt Nam trong năm nay.

Theo VASEP, năm nay, xuất khẩu tôm chế biến các loại của Việt Nam sang Mỹ đều tăng mạnh: tôm chế biến mã HS 1605211030 tăng 25%, mã HS 1605211020 tăng 35%; mã HS 1605290500 tăng 16%, mã HS 1605291010 tăng 22%. Tuy  nhiên, xuất khẩu tôm đông lạnh mã HS 0306170040 giảm 41%.

Thị trường Mỹ đang hồi phục rất mạnh nhu cầu thủy sản nhập khẩu, nhất là các sản phẩm tôm, cua ghẹ…

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, 

Trung Quốc và Hồng Kông

Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 22%, lũy kế 11 tháng đầu năm 2021 đạt 1 tỷ USD. Dự báo xuất khẩu sang thị trường này cả năm 2021 sẽ không lạc quan.

Riêng trong tháng 10, giá trị xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc – Hồng Kông đạt 31 triệu USD, giảm 61% so với tháng trước đó. Lũy kế 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này đạt 310 triệu USD, giảm 27% so cùng kỳ năm trước. VASEP cho rằng năm 2021 Trung Quốc nâng hàng rào thương mại đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu khiến hàng hóa bị ách tắc ở cảng, bao gồm cá tra Việt Nam, cá minh thái của Nga, cá hồi Na Uy.

EU

Theo VASEP, tính đến hết tháng 11, xuất khẩu sang EU hồi phục tích cực với mức tăng 10%, đạt 957 triệu USD. Dự báo cả năm 2021 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này đạt khoảng 1 tỷ USD, tăng 4%.

Nguyên nhân của việc tăng trưởng chậm là do từ tháng 8 đến nay, dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở các tỉnh, thành phía Nam, ảnh hưởng đến sản xuất nguyên liệu trong nước, làm giảm cơ hội tận dụng ưu đãi thuế quan. Nhiều mặt hàng thủy sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc thiếu nguồn nguyên liệu trong nước, phải nhập khẩu nên không được hưởng thuế ưu đãi. Ngoài ra, với nguyên liệu thủy sản đánh bắt trong nước, thủ tục xác nhận và chứng nhận theo quy định IUU gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu container, cước hàng hóa đường biển tăng gấp nhiều lần khiến nhiều doanh nghiệp nhỏ bỏ cuộc.

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, 

Hàn Quốc

Lũy kế xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Hàn Quốc 11 tháng đầu năm 2021 tăng nhẹ 2,7%, đạt 717 triệu USD.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, bạch tuộc là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này trong nửa đầu năm nay, trong đó nhiều nhất là các sản phẩm bạch tuộc đông lạnh chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu. Sản phẩm này cũng được hưởng ưu đãi thuế quan 0% khi xuất sang thị trường Hàn Quốc. Việt Nam đứng thứ 2 về cung cấp mực, bạch tuộc cho Hàn Quốc, sau Trung Quốc.

Ngoài ra, Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 5 của Việt Nam, chiếm 9,5% tổng giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam. Dự kiến tôm Việt Nam sang thị trường này cả năm 2021 tăng khoảng 3 – 5% so với năm ngoái.

Anh

Anh hiện chiếm trên 4% trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đầu năm 2021, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BCT về quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA). Theo đó, lô hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ.

Với cam kết có được từ Hiệp định UKVFTA, thuế nhập khẩu hầu hết tôm nguyên liệu của Việt Nam vào Anh được giảm xuống 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Các nhóm hàng có lợi thế sớm nhất là tôm và một số loại cá (cá tra). Tuy nhiên, thời điểm UKVFTA có hiệu lực cũng là lúc các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chật vật vì dịch COVID-19 nên chưa tận dụng tốt ưu đãi từ thị trường này.

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, 

Thái Lan

Thái Lan là thị trường đơn lẻ nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn thứ 3 của Việt Nam, chiếm 10,7% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Trong 10 tháng đầu năm nay, Thái Lan đã nhập khẩu 49 triệu USD các sản phẩm hải sản này của nước ta.

Các sản phẩm mực, bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Thái Lan gồm: bạch tuộc cắt đông lạnh, mực khô, mực khô da đen chưa chế biến, mực nang tươi làm sạch đông lạnh, mực đen khô nguyên con, mực cắt khúc đông lạnh…

Việt Nam là nguồn cung mực, bạch tuộc lớn nhất cho Thái Lan, chiếm 56%. Trung Quốc đứng thứ hai với thị phần 36%.

Nga

Trong 9 tháng năm 2021, nhập khẩu thủy sản của Nga từ Việt Nam tăng 79,8% về lượng và tăng 67,3% về trị giá so cùng kỳ năm 2020, đạt 37 nghìn tấn, trị giá 130,8 triệu USD. Thị phần thủy sản tính theo lượng của Việt Nam tại Nga tăng từ 5,26% trong 9 tháng năm 2020 lên 7,68% trong 9 tháng năm 2021.

Đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu 3 nhóm sản phẩm chính là cá tra fillet đông lạnh, cá tra cắt khoanh đông lạnh và cá tra nguyên con đông lạnh sang thị trường này. Ngoài ra, Nga là thị trường đứng thứ 9 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 1,3% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Tính tới nửa đầu tháng 9/2021, tôm Việt Nam xuất khẩu sang Nga đã đạt 32,5 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, 

Đài Loan

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Đài Loan đã liên tục bứt tốc từ những tháng đầu năm 2021. Trong đó, xuất khẩu 3 mặt hàng lớn nhất là tôm, cá hồi và cá tra đông lạnh đều tăng trưởng tốt.

Theo dự báo, Đài Loan là thị trường còn nhiều tiềm năng của thủy sản Việt Nam với thị hiếu đa dạng. Đài Loan cũng đóng vai trò trung gian cho rất nhiều loại sản phẩm của Việt Nam sang các thị trường châu Âu, châu Mỹ và Đông Á. Đây sẽ là những thuận lợi cho thủy sản Việt Nam gia tăng giá trị hơn nữa tại thị trường Đài Loan.

Philippines

Trong khi một số nước nhập khẩu lớn cá tra của khu vực giảm thì Philippines lại là thị trường đáng chú ý trong năm nay. 10 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra sang Philippines tăng 33%, đạt 14 triệu USD.

Đặc biệt, trong thời điểm khó khăn khi làn sóng COVID-19 lần thứ 4 trở lại, xuất khẩu thủy sản sang nhiều thị trường trọng điểm giảm từ 35 – 45% so cùng kỳ năm 2020 thì thị trường Philippines tăng 58%.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Philippines William Dar cho biết, nước này đã có kế hoạch tăng nhập khẩu cá nục gai và cá thu từ Việt Nam, trước lệnh cấm đánh bắt hàng năm ở nước này và nỗ lực kiềm chế giá nội địa.

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, 

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986839825 để được tư vấn!

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986 839 825 để được tư vấn!

Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng, Xuất khẩu thủy sản từ Hải Phòng,