Xuất nhập khẩu cà phê

Xuất nhập khẩu cà phê - Hướng dẫn thủ tục

Book hàng xuất nhập khẩu - vận tải hàng hóa

Thủ tục xuất khẩu cà phê

Cà phê được đánh giá là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình thực hiện thủ tục xuất khẩu cà phê ở một số thương nhân còn nhiều vướng mắc.

1. Thủ tục xuất khẩu cà phê

Cà phê bắt nguồn từ từ tiếng Pháp: café. Là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo. 

Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè, và cà phê vối. 

Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

Cà phê là cây trồng được trồng phổ biến nhất ở vùng Tây Nguyên nước ta. Đây là loại cây trồng mang lại nguồn thu lớn của nông dân nhờ giá trị sử dụng cao và có khả năng xuất khẩu lớn. Nhà nước cũng khuyến khích xuất khẩu cà phê để tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và thương mại ở nước ta hiện nay.

Theo đó, thủ tục xuất khẩu cà phê có thể hiểu đơn giản là quá trình các bước mà thương nhân dự định xuất khẩu cà phê sang các nước khác phải tiến hành theo quy định  pháp luật để quá trình xuất khẩu hợp pháp.

2. Có bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu cà phê không?

Để xác định việc xuất khẩu cà phê có cần giấy phép xuất khẩu cà phê hay không cần căn cứ theo quy định tại Điều 4, 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.

Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu

1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.

3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.”

Mặt khác khi đối chiếu với các phụ lục nêu đính kèm như trên thì cà phê không thuộc nhóm hàng hóa cấm xuất khẩu và cũng không thuộc nhóm xuất khẩu có điều kiện. Vì vậy, có thể khẳng định không bắt buộc phải có giấy phép xuất khẩu cà phê.

Vì vậy, thương nhân làm thủ tục xuất khẩu cà phê thực hiện theo thủ tục xuất khẩu thông thường.

3. Thủ tục xuất khẩu cà phê mới nhất

Để làm thủ tục xuất khẩu cà phê bạn cần chuẩn bị hồ sơ khai hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 8/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC.

+ Tờ khai hải quan theo các chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này.

+ Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;

+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp;

+ Bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: 01 bản chính;

+ Giấy phép xuất khẩu hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép:

  • Nếu xuất khẩu một lần: 01 bản chính;
  • Nếu xuất khẩu nhiều lần: 01 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.

+ Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành): 01 bản chính.

Trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định nộp bản chụp hoặc không quy định cụ thể bản chính hay bản chụp thì người khai hải quan được nộp bản chụp.

Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành được sử dụng nhiều lần trong thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan chỉ nộp 01 lần cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

+ Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: nộp 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;

Các chứng từ nêu trên nếu được cơ quan kiểm tra chuyên ngành, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định pháp luật về một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.

Sauk hi đủ hồ sơ như vậy thì bên Hải quan có trách nhiệm kiểm tra và hướng dẫn thủ tục cụ thể.

4. Những lưu ý khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu.

Sẽ xảy ra 2 trường hợp khi bạn xuất khẩu cà phê như sau:

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:

Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật đồng thời gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch cho người mua hàng theo hợp đồng đã ký kết.

Cơ quan hải quan không yêu cầu doanh nghiệp nộp Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa trong trường hợp này.

Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu. học nguyên lý kế toán ở đâu tại hà nội

Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:

Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp. học kế toán thuế miễn phí

Như vậy, thủ tục xuất khẩu cà phê cũng không quá phức tạp nếu bạn hiểu rõ quy trình.

5. Các câu hỏi thường gặp.

Chứng nhận xuất xứ mặt hàng cà phê gồm những gì?

  • Riêng với mặt hàng cà phê, có form C/O riêng đó là C/O ICO.
  • C/O form ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).
Có phải làm kiểm dịch cà phê?

Trước khi làm thủ tục xuất khẩu cà phê, công ty xuất khẩu cần phải liên hệ với đối tác nhập khẩu hỏi họ có yêu cầu phải kiểm dịch đối với mặt hàng này hay không để chuẩn bị, tránh vướng mắc sau khi đã xuất khẩu rồi mới chạy không kịp.

Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê bao gồm:

  • Tờ khai hải quan điện tử: nộp 01 bản chính;
  • Commercial invoice.
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản).
  • Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
  • Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)
Thủ tục hải quan gồm những gì?

Hồ sơ hải quan xuất khẩu cà phê hạt tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC). Cà phê không thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Thủ tục nhập khẩu cà phê

Mặc dù là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, song Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu là cà phê thô. Do đó, nhiều doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu cà phê từ nước ngoài về để sử dụng và kinh doanh. Vậy thủ tục nhập khẩu cà phê được thực hiện ra sao? Hãy cùng theo dõi chi tiết ở nội dung dưới đây.

Điều kiện nhập khẩu đối với cà phê

Để nhập khẩu cà phê vào thị trường Việt Nam, trước hết các doanh nghiệp nhập khẩu phải đảm bảo hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện như sau:

  • Cà phê nhập khẩu phải được công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Doanh nghiệp nhập khẩu phải được cơ quan kiểm tra cấp giấy “Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu” đối với từng lô hàng;
  • Phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế đối với các thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ;

Nếu Việt Nam chưa có quy chuẩn rõ ràng, sẽ áp dụng theo thỏa thuận quốc tế và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang là thành viên.

Đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ các quy định về về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm…

Mã HS của cà phê

Mã HS của cà phê thuộc phần Phần II: Các sản phẩm thực vật và thuộc Chương 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị.

Tra cứu mã HS của sản phẩm là việc làm bắt buộc, bởi nó sẽ giúp cho các doanh nghiệp nắm được các quy định, chính sách thuế nhập khẩu cụ thể đối với mặt hàng cà phê. Đối với sản phẩm cà phê sẽ thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để xác định được mã HS của sản phẩm sẽ dựa trên thông tin tính chất, thành phần, cấu tạo, chức năng…thực tế của hàng hóa. Đồng thời, sẽ dựa trên cơ sở catalogue, tài liệu, kỹ thuật ( nếu có) hoặc giám định tại cục kiểm định Hải Quan.

Mã HS của cà phê thuộc phần Phần II: Các sản phẩm thực vật và thuộc Chương 09: Cà phê, chè, chè Paragoay và các loại gia vị.

Mã HS 0901 (Nhóm lớn):  Cà phê, rang hoặc chưa rang, đã hoặc chưa khử chất caphein; vỏ quả và vỏ lụa cà phê; các chất thay thế cà phê có chứa cà phê theo tỷ lệ nào đó.

+ Mã HS 090111: Cà phê, chưa rang Chưa khử chất caphein:

Mã HS 09011110: Arabica WIB hoặc Robusta OIB;
Mã HS 09011190: Loại khác.

+ Mã HS 090112: Đã khử chất caphein:

Mã HS 09011210: Arabica WIB hoặc Robusta OIB;
Mã HS 09011290: Loại khác;

+ Mã HS 090121: Cà phê, đã rang:Chưa khử chất caphein:

Mã HS 09012110: Chưa xay;
Mã HS 09012120: Đã xay;

+ Mã HS 090122: Đã khử chất caphein:

Mã HS 09012210: Chưa xay;
Mã HS 09012220: Đã xay.

+ Mã HS 090190: Loại khác:

Mã HS 09019010: Vỏ quả và vỏ lụa cà phê;
Mã HS 09019020: Các chất thay thế có chứa cà phê.

Lưu ý: Mã HS Options Logistics tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với mặt hàng cà phê

Với mặt hàng cà phê khi nhập khẩu mẫu hàng thực tế về trước là có thể làm thủ tục tự công bố sản phẩm. Trong quá trình công bố, các doanh nghiệp cần nhập hàng bao gồm cả sản phẩm và bao bì đóng gói đến các cơ quan chức năng tiến hành kiểm nghiệm và chờ kết quả.

Hồ sơ tự công bố sản phẩm cà phê

Về cơ bản, hồ sơ tự công bố sản phẩm với mặt hàng cà phê các doanh nghiệp cần chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây:

  • Bản tự công bố thực phẩm (theo mẫu)
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm theo QCVN
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
  • Mẫu sản phẩm; mẫu nhãn mác sản phẩm; hình ảnh sản phẩm
  • Bản sao có công chứng Chứng nhận GMP; HACCP  hoặc giấy chứng nhận tương đương trong nước hoặc nước ngoài (nếu có);
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu. (Lưu ý: phải có nội dung chứng nhận mặt hàng phù hợp với lứa tuổi, đối tượng sử dụng).
  • Bản sao hợp đồng thương mại;

Quy trình công bố sản phẩm cà phê

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin công bố sản phẩm cà phê nhập khẩu, các doanh nghiệp sẽ thực hiện quy trình công bố sản phẩm theo các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ công bố sản phẩm và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ban Quản lý An toàn thực phẩm.
  • Bước 2: Ban Quản lý An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ sẽ được tiếp nhận và in biên bản nhận hồ sơ. Còn nếu chưa đầy đủ, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn bổ sung hoàn thiện.
  • Bước 3: Ban quản lý Quản lý An toàn thực phẩm có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và đăng tải hồ sơ lên website trong vòng 7 ngày.
  • Bước 4: Doanh nghiệp sẽ trực tiếp đăng nhập vào website và tự kiểm tra công bố của mình.

Đăng ký xin giấy phép nhập khẩu

Đăng ký giấy phép nhập khẩu cà phê là một bước không thể bỏ qua trong quá trình nhập khẩu cà phê. Để xin giấy phép nhập khẩu các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề nhập khẩu, kinh doanh cà phê.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do;
  • Bản sao công chứng CA;
  • Bản công bố tiêu chuẩn sản phẩm;
  • Nhãn sản phẩm;
  • Đơn xin cấp phép nhập khẩu;
  • Khai báo kiểm dịch thực vật.
  • Kiểm dịch thực vật cà phê nhập khẩu

Ngoài hồ sơ đăng ký nhập khẩu cà phê, các doanh nghiệp sẽ phải làm kiểm dịch thực vật. Theo đó, hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật sẽ bao gồm những giấy tờ như sau:

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Bản sao chụp hoặc bản sao chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

Giấy tờ này được cơ quan kiểm dịch thực vật tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ theo quy định. Nếu bộ hồ sơ chưa hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được yêu cầu bổ sung thêm.

Quá trình thực hiện kiểm dịch sẽ được chuyên viên kiểm dịch trực tiếp trên lô hàng ở cửa khẩu, cảng biển. Tiếp đến, doanh nghiệp sẽ được cơ quan kiểm dịch thực vật sẽ cấp Giấy chứng nhận và vận chuyển nội địa trong vòng 24 giờ kể từ khi cấp giấy.

Thủ tục hải quan nhập khẩu cà phê

Để làm thủ tục hải quan nhập khẩu cà phê các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ scan bản điện tử hoặc bản gốc với các loại giấy tờ theo quy định.

Bất cứ một mặt hàng nào khi nhập khẩu về Việt Nam đều phải làm thủ tục hải quan và mặt hàng cà phê cũng vậy. Để làm thủ tục hải quan các doanh nghiệp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ scan bản điện tử hoặc bản gốc với các loại giấy tờ như sau:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – nếu doanh nghiệp nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
  • Các chứng từ khác (nếu có);
Ngoài các loại giấy tờ nêu trên, đối với nhập khẩu mặt hàng cà phê các doanh nghiệp sẽ phải cung cấp thêm 2 loại giấy tờ như sau:
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Chứng nhận kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Chính sách thuế khi nhập khẩu mặt hàng cà phê

Các doanh nghiệp khi nhập khẩu cà phê về Việt Nam sẽ phải chi trả cho 2 khoản thuế cố định đó là thuế nhập khẩu hàng hóa và thuế giá trị gia tăng (VAT). Cụ thể:

  • Thuế VAT đối với mặt hàng cà phê sẽ dao động từ 5 – 10%
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi áp dụng với mặt hàng cà phê sẽ là 20%

Trong trường hợp, cà phê được nhập khẩu từ các quốc gia có FTA với Việt Nam có thể doanh nghiệp sẽ nhận được ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu. Do đó, các doanh nghiệp nên theo dõi nội dung để không bỏ lỡ những ưu đãi này.

Hi vọng, với thông tin hữu ích trong bài viết trên đây sẽ giúp các doanh nghiệp nắm được thủ tục và chính sách thuế nhập khẩu cà phê về Việt Nam. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thủ tục nhập khẩu hàng hóa và chính sách thuế, hãy liên hệ đến đội ngũ CSKH của Options Logistics để được giải đáp tốt nhất.

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986839825 để được tư vấn!

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986 839 825 để được tư vấn!