Thủ tục nhập khẩu gỗ và đồ gỗ

Thủ tục nhập khẩu gỗ và đồ gỗ

Book hàng xuất nhập khẩu - vận tải hàng hóa

Thủ tục nhập khẩu gỗ MDF

Bạn muốn tìm hiểu thủ tục nhập khẩu ván gỗ MDF gồm những bước nào, chính sách quản lý nhà nước, thuế nhập khẩu, thủ tục hải quan,…? Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thủ tục nhập khẩu ván gỗ MDF hoàn toàn miễn phí. Bài viết dưới đây sẽ giúp trả lời các vướng mắc của bạn!

1. Mã HS code và thuế nhập khẩu ván gỗ MDF

HS code ván gỗ MDF (Medium Density Fiberboard) thuộc nhóm 4411. Doanh nghiệp dựa vào độ dày ván để áp mã HS code ván MDF chính xác nhất. Ván MDF chịu mức thuế nhập khẩu ưu đãi 8%, VAT 10%.

Nếu nhập từ ASEAN có CO form D, sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt 0%.

Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS code phù hợp.

=> Nếu gặp khó khăn hãy liên hệ ngay V-LINK Logistics để giúp bạn áp mã HS code và tra thuế phù hợp.

Dịch vụ nhập khẩu que hàn, Dịch vụ nhập khẩu que hàn, Dịch vụ nhập khẩu que hàn, Dịch vụ nhập khẩu que hàn, Dịch vụ nhập khẩu que hàn, 

2. Thủ tục hải quan nhập khẩu ván gỗ MDF

Mặt hàng ván gỗ MDF là sản phẩm thành phẩm, đã qua xử lý nhiệt và không thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm dịch thực vật theo thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT;

Hàng ván gỗ MDF không thuộc danh mục điều chỉnh của thông tư 10/2017/TT-BXD;

Hồ sơ hải quan nhập khẩu ván gỗ MDF sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT–BTC  (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC);

3. Bộ hồ làm thủ tục hải quan gồm:
  • Tờ khai hải quan nhập khẩu giá trị;
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại);
  • Bill of Lading (vận đơn hãng tàu);
  • Certificate of Origin (C/O nếu có);
  • Packing List (Phiếu đóng gói);
  • Các chứng từ liên quan khác;
Nhập khẩu gỗ MDF

Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ

Nội thất bằng gỗ là loại hàng hiện được nhập khẩu rất nhiều về Việt Nam. Vậy thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ được thực hiện như thế nào? Các bước làm thủ tục có phức tạp không? Để giúp bạn trả lời câu hỏi này, bạn có thể dành ra 3 phút xem ngay bài viết dưới đây

1. Điều kiện nhập khẩu nội thất bằng gỗ về Việt Nam

Nội thất, đặc biệt là nội thất bằng gỗ là mặt hàng đang được nhập khẩu rất nhiều về Việt Nam. Với những loại hàng này, khi tiến hành nhập khẩu bạn phải chú ý kỹ về thủ tục cần có khi nhập hàng về nước.

Theo đó, với những mặt hàng là thực vật nói chung và đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên nói riêng, khi làm thủ tục nhập khẩu nội thất, hàng hóa phải có giấy kiểm dịch thực vật. Đây là giấy tờ bắt buộc phải có đối với đồ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên. Thông thường, giấy kiểm dịch thực vật sẽ do người bán tại nước xuất khẩu cung cấp cho người nhập khẩu khi mua hàng.

Vì vậy, khi nhập khẩu nội thất làm bằng gỗ, bạn nên nhớ yêu cầu phía đối tác cung cấp cho mình giấy kiểm dịch thực vật. Việc có loại giấy tờ này sẽ giúp việc tiến hành thủ tục nhập khẩu thuận lợi hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, trong trường hợp, đồ nội thất bạn nhập khẩu được làm từ gỗ công nghiệp MFC, MDF,… thì thủ tục nhập khẩu nội thất được thực hiện như hàng hóa thông thường. Với hàng hóa làm bằng gỗ công nghiệp không cần có giấy kiểm dịch thực vật như nội thất làm bằng gỗ tự nhiên.

2. Mã HS và chính sách về thuế đối với nội thất bằng gỗ khi nhập khẩu

Theo quy định hiện hành, nội thất làm bằng gỗ không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu loại hàng này.

Tuy nhiên, để biết được hàng hóa nhập về chịu mức thuế nhập khẩu như thế nào thì trước hết bạn cần xác định được mã HS của hàng hóa.

Với đồ nội thất, đây là hàng hóa được phân nhóm trong biểu thuế cụ thể như sau:

  1. Mặt hàng nội thất thuộc chương 94: Đồ nội thất; Bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; Đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; Biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; Nhà lắp ghép.
  2. Căn cứ cụ thể vào loại hàng nhập khẩu, bạn nên đối chiếu vào danh mục hàng hóa được quy định chi tiết trong các văn bản luật hiện hành. Ở bài viết này, Thông Tiến Logistics sẽ cung cấp mã HS của đồ nội thất khác và các bộ phận của đồ nội thất. Theo đó, mã HS cụ thể:
    • Mã HS 9403: Đồ nội thất khác và các bộ phận của chúng
    • Mã HS 94033000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử trong văn phòng
    • Mã HS 94034000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
    • Mã HS 94035000: Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong phòng ngủ
      Trong chương 94 còn bao gồm nhiều loại hàng nội thất khác, để biết được mã HS chi tiết của hàng hóa, bạn có thể xem thêm tại Biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất hoặc tham khảo tại Nghị định 125/2017/NĐ-CP.
  3. Đối với hàng hóa thuộc mã HS 9403 khi nhập khẩu về Việt Nam sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Mức thuế cụ thể như sau:
    • Thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) là 10%
    • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 25%

Tuy nhiên, nếu hàng hóa được nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam, nếu đạt đủ điều kiện có thể nhận được ưu đãi về thuế nhập khẩu.

Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ (Gỗ tự nhiên)

Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nội thất bằng gỗ về Việt Nam với mặt hàng được làm từ gỗ tự nhiên, cá nhân, doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật và chuẩn bị hồ sơ hải quan.

Để thực hiện thủ tục kiểm dịch thực vật cho đồ nội thất nhập khẩu, bạn cần thực hiện hiện sau:

1. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu gồm có:
  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  • Bản sao chụp hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật do cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền tại nước xuất khẩu cấp. (Với trường hợp nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính cho cơ quan có thẩm quyền trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu cho lô hàng).
  • Bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (áp dụng với trường hợp quy định phải có Giấy phép).
  • Bản khai kiểm dịch thực vật.
  • Vận tải đơn
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Giấy ủy quyền của chủ vật thể
  • Hợp đồng mua bán, thư tín dụng (nếu có) (Bản sao chụp và xuất trình bản chính để đối chiếu).
2. Thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo trình tự sau:
  • Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
  • Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền
  • Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
  • Bước 4: Kiểm tra vật thể và cấp chứng nhận.
3. Chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu nội thất bằng gỗ

Sau khi đã hoàn tất thủ tục kiểm dịch thực vật và được cấp Giấy chứng nhận, bạn cần chuẩn bị hồ sơ hải quan nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ. Đây là bước quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu nội thất mà bất cứ ai khi nhập khẩu hàng hóa cũng cần thực hiện.

Theo đó, hồ sơ nhập khẩu gồm có:
  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Vận tải đơn (Bill of Lading)
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy kiểm dịch nhập khẩu
  • Tờ khai giá trị hàng hoá
  • Chứng từ chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Để biết chi tiết và xem hướng dẫn cụ thể khi tiến hành thủ tục nhập khẩu hàng hóa, bạn nên tham khảo thêm tại các văn bản hiện hành đang quy định.

Thủ tục nhập khẩu đồ gỗ (Gỗ công nghiệp)

Đối với đồ nội thất bằng gỗ được làm từ gỗ công nghiệp không có chính sách đặc biệt cần lưu ý và không phải làm thủ tục kiểm dịch thực vật. Khi nhập khẩu, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục nhập khẩu như hàng hóa thông thường. Cụ thể:

1. Hồ sơ hải quan nhập khẩu với nội thất làm bằng gỗ công nghiệp

Bộ hồ sơ nhập khẩu hàng hóa gồm có:

  • Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice
  • Phiếu đóng gói hàng hóa – Packing List
  • Vận tải đơn – Bill of Lading
  • Giấy chứng nhận xuất xứ – Certificate of origin (Trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi)
  • Các chứng từ khác (nếu có)
  • Nhãn mác nội thất làm bằng gỗ công nghiệp

Khi tiến hành nhập khẩu đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp về nước, bạn cần đảm bảo hàng hóa có đầy đủ nhãn mác theo quy định. Nhãn mác hàng hóa cần đảm bảo những nội dung tối thiểu như: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ nhà sản xuất; Xuất xứ hàng hóa; Model, mã hàng hóa (nếu có).

2. Cụ thể, nhãn mác hàng hóa bắt buộc phải thể hiện những nội dung sau:
  • Tên hàng hóa.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa.
  • Xuất xứ hàng hóa.
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986839825 để được tư vấn!

Chuyên nghiệp – Uy tín – Cạnh tranh

Đội ngũ nhân viên lành nghề, luôn nắm bắt và cập nhật kịp thời các chế độ – chính sách, áp dụng linh hoạt trong mọi tình huống để thực hiện các nghiệp vụ một cách chuyên nghiệp với tinh thần trách nhiệm cao sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, thoải mái và thân thiện.

Liên hệ Hotline: 0986 839 825 để được tư vấn!